Share:
Đăng ký để nhận thông tin và tư vấn miễn phí

Phân biệt Term Life với Whole Life: Bảo hiểm nhân thọ nào dành cho bạn?

Share:

Khi tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ nhiều người sẽ phân vân giữa Term Life với Whole Life vì cả hai chương trình này có nhiều điểm khá tương đồng nhau. Do đó, trong bài viết này Thinksmart Insurance sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ Term Life với Whole Life, chương trình nào tốt hơn và nên tham gia vào Term Life hay Whole Life để có được sự bảo vệ toàn diện hơn.

Bảo hiểm Term Life

Term Life là gì?

Term Life (hay bảo hiểm nhân thọ tạm thời) là loại bảo hiểm có hiệu lực trong một khoảng thời gian cụ thể, thường từ 10 đến 35 năm. Trong suốt thời gian này, nếu người được tham gia Term Life qua đời, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng. Tuy nhiên, nếu người tham gia sống sót sau thời gian hợp đồng, chính sách Term Life sẽ hết hiệu lực và không có giá trị hoàn trả.

Phân biệt Term Life với Whole Life

Lợi ích Term Life

Một trong những lợi ích lớn nhất của Term Life là chi phí thấp hơn so với Whole Life. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những người có ngân sách hạn chế nhưng vẫn muốn bảo vệ gia đình trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như trong thời gian nuôi con nhỏ hoặc khi còn nợ lớn.

Term Life cũng linh hoạt trong việc chọn lựa thời gian bảo hiểm. Người tham gia có thể chọn thời gian bảo hiểm phù hợp với các mục tiêu tài chính của mình, và sau đó quyết định gia hạn hoặc không khi hợp đồng hết hạn.

Hạn chế của Term Life

Mặc dù có chi phí thấp, nhưng Term Life cũng có một số hạn chế, mà điển hình nhất là Term Life không có giá trị hoàn trả sau khi hợp đồng kết thúc. Điều này có nghĩa là người tham gia sẽ không nhận lại bất kỳ khoản tiền nào nếu họ sống sót sau thời gian bảo hiểm.

Hơn nữa, khi hợp đồng Term Life hết hạn, nếu người tham gia muốn tiếp tục bảo hiểm, chi phí có thể tăng lên đáng kể, đặc biệt là khi họ già đi và có nguy cơ bệnh tật cao hơn.

Bảo hiểm Whole Life

Whole Life là gì?

Whole Life (hay bảo hiểm nhân thọ trọn đời) là loại bảo hiểm có hiệu lực suốt đời người được bảo hiểm. Không giống như Term Life, bảo hiểm Whole Life không có thời gian hết hạn. Chỉ cần người tham gia Whole Life tiếp tục thanh toán phí bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng bất cứ lúc nào họ qua đời.

Phân biệt Term Life với Whole Life

Lợi ích của Whole Life

Whole Life cung cấp sự bảo vệ suốt đời, giúp người tham gia an tâm rằng gia đình sẽ luôn được bảo vệ tài chính. Một lợi ích đáng chú ý khác là giá trị tiền mặt tích lũy. Phần phí bảo hiểm mà họ đóng vào sẽ được đầu tư và tạo ra giá trị tiền mặt có thể được vay mượn hoặc rút ra trong suốt thời gian hợp đồng.

Whole Life cũng thường cung cấp các quyền lợi bổ sung như quyền lợi hỗ trợ chi phí chăm sóc dài hạn, giúp bảo vệ tài chính toàn diện hơn trong trường hợp sức khỏe giảm sút.

Hạn chế của Whole Life

Tuy nhiên, Whole Life cũng có một số hạn chế. Một trong những hạn chế lớn nhất là chi phí cao hơn so với bảo hiểm Term Life. Điều này có thể tạo ra gánh nặng tài chính cho những người có ngân sách hạn chế.

Bên cạnh đó, giá trị tiền mặt tích lũy của Whole Life tăng trưởng rất chậm, nó chậm hơn rất nhiều so với IUL Secrets hay Kaizen, và người tham gia có thể phải chờ một thời gian dài trước khi có thể rút hoặc vay mượn.

So sánh Term Life với Whole

Mục tiêu chính của Term Life với Whole Life

Khi xem xét tham gia vào chương trình Term Life và Whole Life, người tham gia cần đánh giá lại mục tiêu (hay mức độ bảo vệ) mà bản thân mong muốn để lựa chọn 1 trong 2 chương trình bảo hiểm nhân thọ này. Cụ thể

  • Term Life: là chương trình bảo hiểm nhân thọ truyền thống rẻ nhất của Mỹ, rất phù hợp cho những ai chỉ cần sự bảo vệ về mặt tử vong (hay tiền bồi thường khi tử vong) mà không quan tâm đến mục đích tiết kiệm, tích lũy tiền bạc.
  • Whole Life: chương trình Whole Life được thiết kế để cung cấp sự bảo vệ suốt đời cho người được tham gia và tích lũy tiền mặt theo thời gian. Điều này còn có ý nghĩa trong việc giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau.

Các quyền lợi giữa Term Life với Whole Life

  • Term Life: Có thời hạn trong 10, 20, 25 và tối đa 35 năm, đa số Term Life ngoài thị trường chỉ có Death Benefit (quyền lợi tử vong). Riêng Term Life của AIG có luôn Living Benefit (quyền lợi sống), bảo vệ người tham gia trước hơn 16 căn bệnh và tàn tật. Một điểm lợi khi tham gia Term Life tại Thinksmart Insurance là có thể chuyển qua chương trình IUL Secrets để có thêm quyền lợi tích lũy hưu trí sau vài năm tham gia.
  • Whole Life: Chương trình cung cấp cho người tham gia 2 quyền lợi chính: Death Benefit (quyền lợi tử) kéo dài trọn đời và Cash Value cho tuổi hưu trí (tuy nhiên tiền lời lại không cao và tăng chậm). Một số ít hãng sẽ cung cấp thêm quyền lợi sống.

Chi phí của Term Life với Whole Life

Tùy vào giá trị bảo hiểm mà người tham gia Term Life hoặc Whole Life lựa chọn mà phí đóng sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Term Life: Phí đóng rất rẻ và thấp hơn Whole Life. Thông thường, phí đóng trung bình của Term Life chỉ từ $20 – $50 mỗi tháng tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Do đó, Term Life rất phù hợp cho các sinh viên, người lớn tuổi và những người có thu nhập thấp.
  • Whole Life: Chi phí bảo hiểm của Whole Life sẽ mắc hơn nhiều so với Term Life, thường gấp 10 lần tùy vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức bảo hiểm mong muốn. Tuy nhiên ước lượng cho thấy mức trung bình nằm ở khoảng vài trăm đến vài nghìn đô la Mỹ mỗi năm.

Tính linh hoạt của Term Life với Whole Life

  • Term Life:hiệu lực trong vòng 10, 20 hoặc tối đa 35 năm kể từ lúc ký hợp đồng. Thời gian quy định trong hợp đồng thường là thời điểm đáo hạn hợp đồng. Nếu như hết thời hạn bảo hiểm mà người được bảo hiểm vẫn còn sống thì công ty bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải thanh toán bất kì một khoản tiền nào cho bên mua bảo hiểm.
  • Whole Life: Whole Life ít linh hoạt hơn về việc điều chỉnh mức phí hoặc đầu tư. Nó tập trung vào tích lũy giá trị tiền mặt ổn định và bảo vệ. Chương trình Whole Life không cho phép khách hàng tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư. Thay vào đó, phía công ty bảo hiểm sẽ quản lý toàn bộ quá trình này. Có thể nói, người tham gia không có quyền kiểm soát về cách đầu tư hoặc thay đổi chính sách. Hợp đồng bảo hiểm này bảo đảm cho dù người được bảo hiểm sống hơn 100 tuổi vẫn được trả tiền.

Term Life với Whole Life: Nên chọn gói bảo hiểm nào?

Qua những tiêu chí so sánh Term Life với Whole Life ở trên, hai chương trình này sẽ phù hợp cho những đối tượng sau:

  • Term Life: người có thu nhập thấp và trung bình, chỉ quan đến quyền lợi tử vong (tức tiền bồi thường nếu chẳng may qua đời). Thời gian đóng bảo hiểm chỉ trong 10 – 30 năm. Riêng gói Term Life tại Thinksmart Insurance có thêm quyền lợi sống (bồi thường cả khi mắc bệnh, tàn tật) và rẻ nhất thị trường.
  • Whole Life: Người có thu nhập trung bình đến cao, cần một chính sách bảo vệ đến trọn đời và có khả năng tích lũy tiền mặt cho tuổi hưu trí. Tuy nhiên, để tham gia Whole Life người tham gia nên tham khảo thêm chương trình IUL Secrets với chi phí khá tương đương nhưng vẫn đảm bảo cả quyền lợi sống và bảo vệ đến 120 tuổi (có thể nói là trọn đời).

 

YouTube video

 

Trên đây, Thinksmart Insurance đã phân biệt Term Life với Whole Life cũng như đưa ra những lời khuyên khi tham gia hai chương trình này. Nếu muốn biết thêm thông tin hoặc có thắc mắc về các gói bảo hiểm nhân thọ, hãy gọi số (678) 722 3447. Hoặc có thể nhắn tin cho chúng tôi qua Messenger và email Support@Thinksmartinsurance.com

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận thông tin mới nhất từ Thinksmart Insurance
Bằng cách điền và gửi thông tin, Tôi xác nhận rằng:
(i) Tôi xác nhận đã đọc và chấp thuận với Điều khoản sử dụng, Cam kết bảo mật và Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân của Thinksmart
Insurance. Bất kỳ Dữ Liệu Cá Nhân nào mà Tôi cung cấp cho Thinksmart Insurance và/hoặc được Thinksmart Insurance thu thập từ Tôi tại bất
kỳ thời điểm nào là thuộc sở hữu hợp pháp của Tôi.
(ii) Tôi chấp thuận cho Thinksmart Insurance và/hoặc đối tác của Thinksmart Insurance được liên hệ và gửi đến Tôi các thông tin và chương
trình khuyến mãi liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của Thinksmart Insurance. Tuy nhiên, Tôi có quyền lựa chọn không nhận các thông tin
này bất kỳ lúc nào bằng cách thông báo cho Thinksmart Insurance như được hướng dẫn tại Cam kết bảo mật