Ngoài lạm phát chung của nền kinh tế, thì lạm phát lối sống của từng cá nhân cũng là một vấn đề mà khiến nhiều người đau đầu. Thể hiện ở việc khi thu nhập gia tăng thì chi tiêu liên tục tăng theo. Sai lầm nào trong cách chi tiêu mà bạn đang mắc phải?
1. Định nghĩa
Lạm phát lối sống – Lifestyle Creep (hay Lifestyle Inflation) nói đơn giản là THU NHẬP TĂNG và CHI TIÊU CŨNG TĂNG THEO.
Đây là việc không hề tránh khỏi và cũng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang phát triển theo chiều hướng tốt hơn, từ đó mỗi cá nhân sẽ muốn nâng cao mức sống. Điều này thường xảy ra khi bạn bắt đầu kiếm nhiều tiền hơn, và cũng bắt đầu tiêu tiền nhiều hơn, thường là vào các mục tiêu ăn xài xa xỉ, xa rời với nhu cầu thiết yếu.
Tiền lương tăng thì đời sống cũng tăng theo thôi!
Tại sao điều này lại xảy ra? Sự gia tăng thu nhập đi kèm với cảm giác tự tin và an tâm hơn về tài chính. Bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn có thể thưởng thức cuộc sống một cách tốt hơn và khác hơn!
Nhu cầu tự thưởng cho bản thân sau những cố gắng bằng việc đi du lịch, mua sắm ăn uống là không sai. Bản thân lạm phát lối sống không phải vấn đề, nó chỉ trở thành vấn đề nếu bạn chi tiêu quá nhiều so với thu nhập của bạn.
- Mặt tốt: Tăng trải nghiệm và nâng cao chất lượng cuộc sống, tự thưởng cho bản thân sau những ngày làm việc vất vả.
- Mặt xấu: Dễ rơi vào nợ nần, khó tiết kiệm, hay chinh phục các mục tiêu tài chính lớn khác như nghỉ hưu, mua nhà, mua xe.
Ví dụ: Thường xuyên ăn ngoài, mua đồ hiệu, đổi điện thoại theo trend dù không thực sự có nhu cầu.
Chi tiêu nhiều liệu có làm ta hạnh phúc hơn?
2. Tác hại của lạm phát lối sống
Để duy trì một lối sống đắt đỏ, bạn phải đối mặt với những hậu quả khôn lường cho lối sống này:
- Nợ nần gia tăng
- Áp lực tài chính
- Dễ gặp khó khăn tài chính
- Mất khả năng tiết kiệm và đầu tư
- Khó khăn trong việc nghỉ hưu
- Thất vọng và căng thẳng
3. Cách khắc phục
Dù lạm phát lối sống ở một mức độ nào đó là điều khó tránh, nhưng hãy nhớ rằng mọi quyết định chi tiêu được đưa ra hôm nay đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn trong tương lai. Hãy xem xét các biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng này:
- Phân biệt giữa cần và muốn: Đầu tiên học cách phân biệt giữa những thứ bạn thực sự cần và những thứ bạn chỉ muốn trong thời điểm hiện tại, dưới áp lực của FOMO (Fear of Missing Out – Sợ Bỏ Lỡ). Việc này sẽ giúp bạn tập trung vào những mục tiêu quan trọng cho tương lai hơn.
- Lập ngân sách chi tiêu: Ngân sách chi tiêu, mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi năm. Xác định bao nhiêu tiền sẽ dành cho nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, nhà cửa, quần áo, tiếp theo là tiết kiệm và cuối cùng là các khoản cho nhu cầu hưởng thụ cuộc sống. Bằng cách tuân theo thứ tự này, bạn có thể hưởng thụ cuộc sống một cách có kiểm soát và vừa tiết kiệm được một phần thu nhập của mình.
- Xây dựng thói quen tiết kiệm có kỷ luật: Để khắc phục tình trạng lạm phát lối sống bạn cần sự kỷ luật trong tiết kiệm. Hãy xem xét việc thiết lập các khoản chuyển tự động từ tài khoản thu nhập sang tài khoản tiết kiệm. Điều này giúp bạn tiết kiệm đều đặn mà không cần suy nghĩ nhiều.
- Đầu tư ngay từ bây giờ: Cuối cùng, đồng tiền đứng im là đồng tiền chết. Đầu tư sẽ giúp thu nhập của bạn tăng lên theo thời gian. Bằng cách này, bạn đang nắm bắt cơ hội để tạo ra lợi nhuận cho tương lai của chính bạn và gia đình.
Vượt qua lạm phát lối sống là thách thức, cần sự kiên nhẫn và sự quyết tâm đổi lại ta sẽ có nhiều bài học trong hành trình tài chính của mình, từ đó biết cách quản lý tài chính thông minh và an toàn hơn.
Người Việt tại Mỹ đã chật vật thế nào với trong những năm gần đây:
Nếu bạn muốn biết thêm về các thông tin của các chương trình bảo hiểm hiện nay để chống chọi sự lạm phát hiện tại, bạn có thể xem thêm các videos được đăng trên kênh youtube Thinksmart Insurance hoặc gọi vào số điện thoại 678-722-3447 để được tư vấn một cách chi tiết và hoàn toàn miễn phí.