Khi quyết định sang Mỹ định cư, bên cạnh phỏng vấn xin Visa Mỹ, lựa chọn công việc, chuẩn bị tài chính,... thì các lại thuế tại Mỹ cũng là yếu tố mà người Việt đi định cư cần biết. So với Việt Nam, thuế tại Mỹ có nhiều loại hơn và mức đóng cũng cao hơn. Trong bài viết này, Thinksmart Insurance sẽ giới thiệu 8 loại thuế tại Mỹ cơ bản nhất mà người Việt định cư cần biết!
8 Loại thuế tại Mỹ cơ bản nhất
Thuế Thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân (hay Income Tax) là loại thuế Mỹ cơ bản nhất mà bất kì ai cũng phải đóng khi định cư tại đây. Đúng như tên gọi “thuế thu nhập cá nhân”, người có thu nhập càng cao sẽ phải đóng thuế càng nhiều. Tùy theo loại thu nhập mà người đóng sẽ khai cáo thuế theo các mẫu tương ứng như 1040EZ; 1040A; 1040,…
Thuế thu nhập cá nhân tại Mỹ là một trong những loại thuế phức tạp nhất trên thế giới. Nó được chia thành 3 cấp độ chính:
- Cấp liên bang (Federal Income Taxes): Đây là mức thuế mà chính phủ liên bang Mỹ áp dụng cho tất cả mọi người có thu nhập trên một ngưỡng nhất định. Mức thuế này thay đổi theo từng năm và được tính dựa trên tổng thu nhập của cá nhân.
- Cấp tiểu bang (State Income Taxes): Hầu hết các tiểu bang ở Mỹ đều có thuế thu nhập riêng. Mức thuế và cách tính thuế có thể khác nhau giữa các tiểu bang, thậm chí giữa các quận và thành phố trong cùng một tiểu bang.
- Cấp địa phương (Local Income Taxes): Một số địa phương như thành phố hoặc quận có thể áp dụng thêm thuế thu nhập.
Theo điều luật cải cách thuế của Sở thuế vụ Mỹ (Internal Revenue Service – IRS) năm 2023, thuế thu nhập cá nhân tại Mỹ sẽ đóng theo khung và khoản thu nhập theo bảng dươi đây:
Bảng mức thuế thu nhập cá nhân tại Mỹ (cập nhật 2023)
Thuế suất | Mức thu nhập phải đóng theo từng đối tượng | ||
Độc thân | Kết hôn (khai thuế chung) | Chủ hộ | |
10% | $0 – $10.275 | $0 – $20.550 | $0 – $10.275 |
12% | $10.276 – $41.775 | $20.551 – $83.550 | $10.276 – $41.775 |
22% | $41.776 – $89.075 | $83.551 – $178.150 | $41.776 – $89.075 |
24% | $89.076 – $170.050 | $178.151 – $340.100 | $89.076 – $170.050 |
32% | $170.051 – $215.950 | $340.101 – $431.900 | $170.051 – $215.950 |
35% | $215.951 – $539.900 | $431.901 – $647.850 | $215.951 – $323.925 |
37% | $539.901+ | $647.851+ | $323.926+ |
Ví dụ: Bạn là người đã kết hôn, hai vợ chồng có tổng thu nhập năm 2023 là $200.000 thì số tiền vợ chồng bạn phải đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ như sau:
- 10% cho phần thu nhập từ $0 đến $20.550: $2.055
- 12% cho phần thu nhập từ $20.551 – $83.550: $7.559,88
- 22% cho phần thu nhập từ $83.551 – $178.150: $20.811,78
- 24% cho phần thu nhập từ $178.151 – $340.100: $5.244
Như vậy, tổng số tiền vợ chồng bạn phải đóng là $35.670,66
Thuế Tiêu thụ
Thuế tiêu thụ (hay Sale Tax) là thuế mà người mua phải trả khi mua sắm hàng hóa. Theo điều luật thuế tại Mỹ, người mua sẽ phải đóng từ 0 – 16% giá trị hàng hóa tùy thuộc vào loại sản phẩm, dịch vụ và khu vực.
Thông thường, thuế tiêu thụ sẽ được người bán tính sẵn vào giá bán. Một số cửa hàng có thể tính thuế tiêu thụ riêng biệt và in nó trên hóa đơn. Do đó, hãy hiểu rõ về loại thuế tại Mỹ này để biết các quản lý ngân sách cá nhân một cách hợp lý.
Thuế Tài sản
Thuế tài sản (hay Property Tax), đây là một lại thuế tại Mỹ mà bắt buộc mỗi doanh nghiệp và cá nhân đều phải đóng cho phần tài sản mà họ sở hữu, chẳng hạn như đất đai, nhà cửa,… và tài sản cố định khác.
Thuế tài sản được thu bởi các cơ quan chính quyền địa phương nơi người đóng sinh sống, ví dụ như chính quyền thành phố hoặc các hạt (county) tại Mỹ.
Thuế Quà tặng
Thuế quà tặng (hay Gift Tax) là một trong các loại thuế Mỹ rất đặc biệt, nếu trước đây chỉ sống ở Việt Nam thì bạn thậm chí còn thấy nó khá vô lý. Cụ thể hơn, nếu được người khác tặng quà thì bạn phải đóng thuế cho món quà đó. Lưu ý là loại thuế Mỹ này không được áp dụng cho người tặng mà chỉ thu từ người được tặng (tức người nhận).
Tác dụng của thuế quà tặng là để kiểm soát việc chuyển giao tài sản và tiền bạc, đặc biệt là với các tài sản có giá trị lớn. Ở Mỹ, thuế quà tặng gồm thuế liên bang và thuế tiểu bang. Hiện nay mức thuế quà tặng liên bang (Federal Gift Tax Exclusion) khá cao và thay đổi theo từng năm.
Thuế Lương bổng
Thuế lương bổng (Payroll tax) ở Mỹ là loại thuế được khấu trừ trực tiếp từ lương của người lao động để tài trợ cho các chương trình an sinh xã hội như:
- Bảo hiểm xã hội (Social Security): Dùng để trả lương hưu, trợ cấp tàn tật và trợ cấp cho người thân của người lao động đã mất.
- Medicare: Chương trình bảo hiểm y tế dành cho người cao tuổi và người khuyết tật.
Thuế lương bổng tại Mỹ được chia làm 2 loại chính, gồm:
- FICA (Federal Insurance Contributions Act): Bao gồm thuế cho chương trình Social Security và Medicare.
- FUTA (Federal Unemployment Tax Act): Thuế thất nghiệp liên bang, được sử dụng để tài trợ cho các chương trình hỗ trợ người thất nghiệp.
Về số tiền phải đóng sẽ phụ thuộc trên 2 yếu tố là mức thuế và mức lương cơ bản, cụ thể như sau:
- Mức thuế: Mức thuế lương bổng thay đổi theo thời gian và có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm và mức lương của người lao động.
- Mức lương cơ sở: Chỉ có một phần thu nhập của bạn được tính thuế lương bổng. Phần thu nhập vượt quá mức lương cơ sở sẽ không phải đóng thuế FICA. Mức lương cơ sở này được điều chỉnh hàng năm.
Thuế Thu nhập từ vốn đầu tư
Thuế thu nhập từ vốn đầu tư (hay Capital Gains tax) là loại thuế áp dụng lên các khoản thu nhập mà người sinh sống tại Mỹ nhận được từ các hoạt động đầu tư, như:
- Cổ tức: Tiền chia lợi nhuận từ cổ phiếu.
- Lãi vốn: Tiền lãi khi bán một tài sản có giá trị tăng lên so với khi mua vào (như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản).
- Thu nhập từ tiền lãi: Tiền lãi nhận được từ việc cho vay hoặc gửi tiết kiệm.
Tại Mỹ có 2 loại thuế thu nhập từ vốn đầu tư phổ biến, bao gồm:
- Thuế thu nhập từ vốn đầu tư cá nhân: Áp dụng cho các cá nhân nhận được thu nhập từ đầu tư.
- Thuế thu nhập từ vốn đầu tư doanh nghiệp: Áp dụng cho các doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động đầu tư.
Thuế Thừa kế
Thuế thừa kế (hay Estate Tax) tại Mỹ là loại thuế áp dụng lên tài sản của một người khi họ qua đời và được chuyển giao cho người thừa kế. Đây là một loại thuế tại Mỹ khá phức tạp và thường xuyên thay đổi theo các chính sách thuế của chính phủ.
Tuy nhiên không phải tất cả các tài sản thừa kế đều phải đóng thuế mà chỉ có những tài sản vượt quá một ngưỡng nhất định mới phải chịu thuế. Ngưỡng này được gọi là miễn trừ thuế tài sản (estate tax exclusion). Mức miễn trừ này thay đổi theo thời gian và có thể được điều chỉnh bởi các đạo luật thuế mới.
Thuế Hải quan
Thuế hải quan (hay Customs Duty) tại Mỹ là loại thuế được áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ nước này. Mục đích chính của thuế hải quan là bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và điều chỉnh thương mại quốc tế.
Thuế hải quan tại Mỹ được chia làm 3 loại chính:
- Thuế ad valorem: Thuế được tính dựa trên một tỷ lệ phần trăm so với giá trị của hàng hóa.
- Thuế cụ thể: Thuế được tính dựa trên một số lượng hoặc đơn vị đo lường nhất định của hàng hóa.
- Thuế hỗn hợp: Kết hợp cả thuế ad valorem và thuế cụ thể.
Các điều kiện miễn trừ & giảm trừ thuế tại Mỹ
Mặc dù không có một danh sách cố định về những trường hợp hoàn toàn được miễn thuế tại Mỹ, nhưng có một số khoản thu nhập hoặc tài sản có thể được miễn thuế hoặc giảm thuế đáng kể trong một số trường hợp cụ thể:
- Lợi nhuận từ việc bán nhà ở chính: Khi bán nhà ở chính và sử dụng số tiền thu được để mua nhà mới, bạn có thể được miễn thuế đối với một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận từ việc bán nhà cũ.
- Lợi nhuận từ kế hoạch tiết kiệm cho đại học: Tiền rút ra từ các kế hoạch tiết kiệm cho đại học như 529 Plan để trả cho chi phí học tập thường không bị đánh thuế thu nhập liên bang.
- Tiền lãi từ trái phiếu đô thị: Một số loại trái phiếu đô thị được miễn thuế thu nhập liên bang.
- Thu nhập từ các nguồn nhất định của người cao tuổi: Người cao tuổi có thể được hưởng một số ưu đãi thuế đặc biệt, bao gồm cả việc miễn thuế đối với một phần thu nhập xã hội.
- Các khoản đóng góp từ thiện: Bạn có thể khấu trừ các khoản đóng góp cho các tổ chức từ thiện đủ điều kiện, giúp giảm thuế phải nộp.
- Lãi vay thế chấp: Lãi vay thế chấp cho nhà ở chính thường được khấu trừ thuế.
- Chi phí y tế: Các chi phí y tế vượt quá một tỷ lệ phần trăm nhất định của thu nhập điều chỉnh tổng có thể được khấu trừ.
Một hình thức để giảm trừ thuế tại Mỹ khác là Tín dụng thuế (Tax Credits), đây là hình thức ngày càng được nhiều người quan tâm. Cụ thể hơn:
- Tín dụng thuế khác với giảm trừ thuế ở chỗ nó được trừ trực tiếp vào số thuế bạn phải nộp. Ví dụ, nếu bạn có tín dụng thuế $1000, bạn sẽ giảm trực tiếp $1000 vào số thuế phải nộp.
- Các loại tín dụng thuế phổ biến: Tín dụng thuế thu nhập đã kiếm được (Earned Income Tax Credit), tín dụng thuế trẻ em (Child Tax Credit), tín dụng thuế chăm sóc trẻ em (Child and Dependent Care Credit),…
Trách nhiệm nộp thuế tại Mỹ của người Việt định cư
Người Việt Nam định cư tại Mỹ, giống như bất kỳ công dân hoặc thường trú nhân nào khác, đều có nghĩa vụ nộp thuế. Dù bạn là người vừa mới đến Mỹ hay đã sống ở đây nhiều năm, việc hiểu rõ các quy định về thuế là vô cùng quan trọng để tuân thủ pháp luật và tránh những rắc rối không đáng có.
Tại sao cần tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế tại Mỹ?
- Tránh bị phạt: Nếu không nộp thuế hoặc khai báo sai thông tin, bạn có thể bị phạt tiền, lãi phạt và thậm chí bị truy tố hình sự.
- Bảo vệ quyền lợi: Việc nộp thuế đầy đủ giúp bạn có quyền lợi như nhận hoàn thuế nếu có, hưởng các chính sách xã hội của chính phủ.
- Đóng góp cho cộng đồng: Thuế đóng góp vào việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế,…
Cách khai báo thuế tại Mỹ
- Sử dụng mẫu tờ khai thuế: IRS cung cấp nhiều mẫu tờ khai thuế khác nhau, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của bạn.
- Nộp tờ khai thuế trực tuyến: Ngày càng nhiều người lựa chọn nộp tờ khai thuế trực tuyến vì nó nhanh chóng và tiện lợi.
- Gửi kèm các tài liệu cần thiết: Bạn cần gửi kèm các tài liệu chứng minh thu nhập như W-2, 1099, biên lai chi tiêu,…
Cách tích lũy tiền không đóng thuế tại Mỹ
Chính sách và quy định về thuế tại Mỹ rất chặt chẽ, do đó gần như không có cách để tích lũy tài sản mà không phải đóng thuế, và dĩ nhiên Thinksmart Insurance cũng không khuyến khích bạn trốn thuế. Tuy nhiên lại có những cách hợp pháp để giảm thiểu số tiền thuế phải đóng và tích lũy tài sản một cách hiệu quả. Bao gồm:
Tài khoản hưu trí
- 401(k): Đây là một trong những cách phổ biến nhất để tiết kiệm cho nghỉ hưu. Tiền đóng góp vào tài khoản 401(k) thường được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế, giúp bạn giảm số tiền thuế phải đóng ngay lập tức.
- IRA (Individual Retirement Account): Tương tự như 401(k), nhưng do cá nhân mở và quản lý. Có hai loại IRA chính là Traditional IRA và Roth IRA. Mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm khác nhau về thuế.
- SEP IRA: Dành cho chủ doanh nghiệp nhỏ và người tự làm chủ.
- SIMPLE IRA: Dành cho các doanh nghiệp nhỏ có ít nhân viên.
Tài khoản đầu tư
- Tài khoản môi giới: Cho phép bạn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ… Tuy nhiên, lợi nhuận từ đầu tư sẽ phải chịu thuế khi bạn bán tài sản.
- 529 Plan: Dành để tiết kiệm cho chi phí giáo dục đại học. Tiền đóng góp vào 529 Plan thường không được khấu trừ thuế ngay lập tức, nhưng lợi nhuận khi rút ra để trả cho học phí sẽ không bị đánh thuế thu nhập liên bang.
Bất động sản
- Nhà ở chính: Lãi vay thế chấp cho nhà ở chính thường được khấu trừ thuế.
- Bất động sản đầu tư: Có thể mang lại dòng tiền ổn định và tăng giá trị tài sản theo thời gian. Tuy nhiên, thu nhập từ bất động sản cho thuê và lợi nhuận từ việc bán bất động sản đều phải chịu thuế.
Bảo hiểm nhân thọ
Một vài chương trình bảo hiểm nhân thọ cung cấp cho người tham gia chính sách miễn thuế tại Mỹ. Tức là khi hợp đồng bảo hiểm hết hạn, người tham gia sẽ nhận được toàn bộ số tiền tích lũy được mà không phải chịu bất kì một khoản thuế nào. Một vài chương trình có thể kể đến như:
- IUL Secrets: chương trình bảo hiểm nhân thọ dành cho người có thu nhập thấp đến trung bình. Với mức đóng chỉ từ $100/tháng, người tham gia được bảo vệ trước 16 loại bệnh và tàn tật, bồi thường tiền nếu tử vong, nhận tiền hưu trí miễn thuế khi kết thúc hợp đồng. Nhờ đó, khi so sánh IUL Secrets với 401(k) thì IUL Secrets có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

- Max Funded IUL: đây là chương trình bảo hiểm nhân thọ kết hợp đầu tư miễn thuế tại Mỹ. Điểm nổi bật của chương trình này là nó tích hợp được ưu điểm của IUL Secrets với tăng trưởng tiền mặt nhanh chóng. Người tham gia sẽ đóng từ $2000/tháng trong vào 5 năm. Đến năm thứ 6 thì không cần phải tốn thêm bất kì chi phí nào mà số tiền tích lũy vẫn tiếp tục tăng trưởng miễn thuế.

- Kaizen: khá giống với Max Funded IUL, chương trình Kaizen cũng tích hợp bảo hiểm nhân thọ với khả năng đầu tư hưu trí. Điểm khác biệt là trong 5 năm đầu tiên, người tham gia sẽ đóng tiền cùng với ngân hàng. Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10, ngân hàng sẽ đứng ra đóng 100% số tiền bảo hiểm hàng năm. Do có sự tham của ngân hàng nên số tiền tích lũy được từ Kaizen sẽ cao hơn rất nhiều. Hết hợp đồng, số tiền lời này sẽ được rút ra mà không phải chịu bất kì khoản thuế tại Mỹ nào.

Ưu điểm của phương pháp tích lũy tài sản miễn thuế thông qua bảo hiểm nhân thọ là nó cực kì an toàn và hợp pháp. Bên cạnh đó, ngoài việc có được số tiền mặt lớn miễn thuế thì người tham gia còn được bồi thường nếu chẳng may mắc bệnh hoặc tử vong, giúp ổn định tài chính gia đình.
Ở trên, Thinksmart Insurance đã cung cấp thông tin về 8 loại thuế tại Mỹ mà người Việt định cư cần biết cũng như các phương pháp giảm trừ thuế hợp pháp. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi qua hotline (678) 722 3447, nhắn tin qua Messenger hoặc gửi thư đến email Support@Thinksmartinsurance.com để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ 24/7